Subscribe Us

Header Ads

Ngành công nghiệp sản xuất mẫu và khuôn mẫu xu hướng phát triển tại Việt Nam

Cuộc cách mạng số 4.0 sẽ tác động rất lớn nên nghành công nghiệp toàn cầu đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu. Các công nghệ mới như in 3D, Scan 3D, CNC và CAD/CAM – trong đó: CAD là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử; CAM là sản xuất với sự trợ giúp của máy tính điện tử, còn được gọi là gia công điều khiển số sẽ góp phần đưa công nghệ chế tạo khuôn mẫu tiến xa hơn, nhanh hơn, chính các hơn. Giúp doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được chi phí gia công, thời gian và hiệu quả cao hơn. 

Công nghiệp sản xuất khuôn mẫu và xu hướng phát triển
Các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã hình thành mô hình liên kết tổ hợp, để sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao, cho từng lĩnh vực công nghệ khác nhau:
  • Chuyên thiết kế chế tạo khuôn nhựa, khuôn dập nguội, khuôn dập nóng, khuôn đúc áp lực, khuôn ép chảy, khuôn dập tự động…
  • Chuyên thiết kế chế tạo các cụm chi tiết tiêu chuẩn, phục vụ chế tạo khuôn mẫu như: các bộ đế khuôn tiêu chuẩn, các khối khuôn tiêu chuẩn, trụ dẫn hướng, lò so, cao su ép nhăn, các loại cơ cấu cấp phôi tự động…
  • Chuyên thực hiện các dịch vụ nhiệt luyện cho các công ty chế tạo khuôn.
  • Chuyên cung cấp các loại dụng cụ cắt gọt để gia công khuôn mẫu.
  • Chuyên cung cấp các phần mềm chuyên dụng CAD /CAM/CIMATRON, CAE…
  • Chuyên thực hiện các dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng khuôn…
  • VÀ MẤU CHỐT LÀ ÁP DỤNG IN 3D, SCAN 3D, CNC VÀO QUÁ TRÌNH TẠO MẪU NHANH, TẠO KHUÔN NHANH.
Những mô hình trên chính là mô hình liên kết mở, giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư chuyên sâu vào từng lĩnh vực với việc ứng dụng in 3D, scan 3D và CNC, theo hướng tự động hoá quá trình sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy tối đa năng lực thiết bị của mình. 
Tại Việt Nam, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, các doanh nghiệp hiện mới chỉ đáp ứng được một phần sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm cơ khí tiêu dùng và một phần cho các công ty liên doanh nước ngoài. Với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao (máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài vào sản xuất.
Để giải quyết những khó khăn, khắc phục yếu điểm của ngành chế tạo khuôn mẫu thủ công mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải Thinksmart.com.vn xin giới thiệu các giải pháp tốt nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay về công nghệ in 3D, scan 3D, small CNC trong lĩnh vực tạo mẫu chính xác từ đó sẽ tạo ra khuôn mẫu hoàn hảo để sản xuất:

Bài viết sẽ  mang đến cho đọc giả và khách hàng cái nhìn tổng quan về ứng dụng in 3D trong lĩnh vực cơ khí chính xác. Phân tích kinh nghiệm ứng dụng trên thế giới và tại Việt Nam để hiểu được in 3D sẽ tạo ra cuộc cách mạng như thế nào cho lĩnh vực này trong hiện tại và tương lai.
  1. In 3D là gì?
    (Công nghệ in 3D các chi tiết cơ khí)
Bạn biết in giấy thông thường rồi đúng không? Nó là in 2D. Tức là hình ảnh được hiển thị trên 1 trang giấy, tạm gọi là 1 lớp (layer). Trong khi đó, in 3D là phương pháp phân tách mô hình 3D thành các lớp (layer) xếp chồng lên nhau. Được thực hiện thông qua các máy in 3D chuyên dụng, còn những “lớp giấy” kia chính làm bằng chất liệu nhựa, resin, hoặc kim loại tùy theo từng loại công nghệ in3D riêng.(https://blogin3d.com/may-in-3d-la-gi-cach-in-3d-nhu-the-nao.html)
Với chất liệu in chủ yếu hiện nay là sợi nhựa, resin, có lẽ nhiều người cho rằng nó chẳng liên quan gì đến việc chế tạo chi tiết cơ khí. Tuy nhiên, ứng dụng in 3D trong lĩnh vực này không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã nhen nhói từ nhiều thập kỉ trước, khi việc sản xuất thủ công mẫu các chi tiết cơ khí cho thấy nhiều nhược điểm và sẽ không đạt năng suất làm việc trong tương lai.
(Sản phẩm  in 3D với độ chính xác cực cao 0,05mm)
  1. Chế tạo chi tiết cơ khí chính xác là gì?
Theo như phương thức chế tạo thông thường như trước đây là phải thực hiện cắt, gọt, tiện, phay, khoét,…. trên vật liệu đặc (sắt, gan thép, nhựa, kính,…) để tạo ra những chi tiết cơ khí chính xác. Các chi tiết cơ khí chính xác với đủ các kính thước từ lớn đến nhỏ, vô cùng nhỏ; từ đơn giản đến phức tạp được sử dụng vô cùng rộng rãi trong việc chế tạo máy móc, thiết bị cho đến sản xuất xe máy, oto, kể cả máy bay,…
                        (Sản phẩm in 3D chi tiết)
Với thiết kế vô cùng phức tạp, muôn hình vạn trạng nhưng khi chưa có công nghệ in 3D, để tạo ra một sản phẩm mẫu, tất cả đều được làm thủ công hoặc gia công với máy móc qua từng bước với độ chính xác không cao và tốn rất nhiều thời gian.


      (Dung sai của các sản phẩm in 3D cơ khí rất nhỏ)
  1. Ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực sản xuất chi tiết cơ khí chính xác:
  • Test mẫu mã sản phẩm, hình dạng chi tiết cơ khí
  • Test độ chính xác, độ ăn khớp giữa các chi tiết
  • Test chức năng, vận hành cơ học
  • Mock up trưng bày sản phẩm
  • Tạo sản phẩm mẫu để Marketing khảo sát thị trường
  • Tạo khuôn để sản xuất hàng loạt 
Bản chất của công nghệ in 3D thường được gọi là công nghệ tạo mẫu nhanh bởi vì sản phẩm in 3D không dùng để thực hiện lắp ráp tạo ra sản phẩm cuối cùng như các sản phẩm cơ khí bằng kim loại. Sản phẩm in 3D là sản phẩm trung gian nhằm kiểm tra mẫu mã, độ ăn khớp, độ chính xác của thiết kế và cao hơn là để mock up sản phẩm đem ra trưng bày trước khi đưa vào sản xuất thực tế.

  (In 3D kim loại áp dụng trong ngàng cơ khí chính xác)
Với ứng dụng công nghệ in 3D, việc sản xuất các chi tiết cơ khí, bộ phận máy móc chưa bao giờ nhanh và dễ dàng hơn thế. Không cần trải qua các bước gia công phức tạp vẫn tạo ra những mẫu chi tiết cơ khí có độ chính xác cực kì cao và cực kì nhanh chóng. Thông qua đó, các kĩ sư, các doanh nghiệp có thể trình bày ý tưởng, kiểm tra thiết kế trên thực tế một cách dễ dàng.
  1. Tạo chi tiết cơ khí với công nghệ in 3D SLA – Đi đầu trong sản xuất chi tiết cơ khí.
VD: Samsung muốn sản xuất một dòng sản phẩm lò vi song. Các bước trình tự để sản xuất lò vi sóng đó là: Vẽ thiết kế 2D -> Tạo file thiết kế 3D cho sản phẩm –> tạo sản phẩm mẫu – kiểm tra, chỉnh sửa – tạo mock up sản phẩm – Tiến hành trưng bày, marketing khảo sát thị trường – chỉnh sửa – sản xuất đại trà.
  • Vậy: Trước khi tạo ra sản phẩm cuối cùng, nhà sản xuất phải trải qua ít nhất là 3 lần tạo sản phẩm mẫu (trên thực tế con số đó nhiều hơn gấp 10 lần).

                     (In 3D bộ phận cản trước ô tô)
Tạo chi tiết cơ khí và tạo sản phẩm mẫu bằng công nghệ in 3D đó là tương lai của ngành sản xuất.
Theo thống kê của các chuyên gia tại trung tâm Lazer LZN ở Lambug, việc gia công truyền thống lại bỏ đến 98%  vật liệu mới cho ra được sản phẩm cuối cùng. Nhưng với công nghệ in 3D, con số đó là 0%. Công nghệ in 3D SLA (in bằng nhựa lỏng hay còn gọi là resin) bồi đắp từng lớp vật liệu để tạo nên mẫu in trong bể chất lỏng cho ra mẫu in chính xác đến từng chi tiết và không hề có bất kì vật liệu thừa nào.
Với lớp in mỏng đến 0,005mm, tại ThinkSmart, công nghệ in 3D SLA có thể mang đến cho bạn:
  • Mẫu in chi tiết cơ khí siêu nhỏ và chính xác tuyệt đối
  • Không mất công chính sửa cho mỗi lần in
  • Không cho ra vật liệu thừa
  • Bề mặt in láng mịn, sắt nét giúp mock up sản phẩm mượt mà
  • Tạo khuôn nhanh từ mẫu in hoàn chỉnh
  • Tiết kiệm công sức, chi phí so với phương pháp thủ công
  • Nhanh chóng đón đầu thị trường.
Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ kỹ sư, chuyên viên của ThinkSmart tự tin mang đến cho quý Khách hàng sự tư vấn và dịch vụ in 3D tốt nhất trên thị trường, mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm in láng mịn sắt nét, tôn vinh giá trị của sản phẩm. Quý khác chỉ cần:
  • Cung cấp file thiết kế 3D và chờ in trong vòng 24h.
  • Cung cấp cho chúng tôi chi tiết cơ khí mà bạn muốn in -> đợi quét (scan) và chỉnh sửa file trước khi in bạn sẽ nhận được mẫu in với kích thước tùy ý.








ThinkSmart hân hạnh được hợp tác cùng quý khách!

Mọi nhu cầu tạo mẫu chuyên nghiệp, xin vui lòng liên hệ: www.Thinksmart.com.vn
 Hotline HCM: 098 3553 768 & 096 4243 768
☏ HotlineHN: 036 549 8888
 Gmail: thinksmartvn.info@gmail.com
 Địa chỉ: 35B đường số 10, Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
 Chi nhánh: Số 10 ngõ 208/2, Phố Ngô Xuân Quảng, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, Hà Nội.

Post a Comment

0 Comments