10 mẹo săn ứng viên giúp thúc đẩy
tuyển dụng hiệu quả
Headhunting
(săn ứng viên) là một trong những chiến lược hiệu quả nhất, cho phép nhà tuyển
dụng nhắm đến các ứng viên có tiềm năng. Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng này
không phải lúc nào cũng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10
mẹo săn ứng viên tốt nhất, giúp bạn dễ dàng tìm được ứng viên phù hợp.
Săn ứng viên là một trong những
công việc phổ biến trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay.
1. Nghiên cứu mục tiêu tiềm năng
Các
headhunter cần có khả năng cung cấp một danh sách các ứng viên ấn tượng nhất cho
nhà tuyển dụng đối tác. Để tìm kiếm mục tiêu, bạn nên sử dụng mạng kết nối của
mình, phương tiện truyền thông xã hội cũng như tìm kiếm Google để nghiên cứu lý
lịch, hồ sơ xin việc
của họ và đảm bảo rằng mỗi người trong danh sách đều có hình ảnh tích cực.
2. Phát triển thương hiệu của công
ty
Các
ứng viên sẽ sẵn sàng chuyển đổi công việc hơn khi họ được tiếp cận với một công
ty có uy tín. Vì vậy, công ty mới đăng tuyển
dụng cần phát triển thương hiệu của mình, chia sẻ nội dung hữu ích trên các
trang mạng chuyên nghiệp như LinkedIn hoặc trang web của công ty để ứng viên
tìm kiếm khi cần.
3. Thiết lập mối quan hệ với ứng
viên
Từ
quan điểm của người ứng tuyển, săn ứng viên là một công việc khá kỳ quặc. Rõ
ràng, nếu đột nhiên có người tiếp cận bạn và nói rằng họ có cơ hội công việc lý
tưởng, bạn sẽ ít nhiều cảm thấy bị làm phiền. Vì vậy, headhunter cần có phương
pháp khéo léo hơn, bắt đầu bằng cách giới thiệu bản thân và công ty, nói về lý
do tại sao bạn chọn đại diện cho công ty này và những thành tựu gần đây của đối
tác.
4. Theo dõi
Rất
nhiều headhunter bị ứng viên từ chối, vì hầu hết mọi người chọn tiếp tục công
việc hiện tại (cho dù họ ghét) thay vì chuyển sang thử thách mới. Điều quan trọng
là phải vun đắp mối quan hệ và luôn theo dõi những người này vì họ có thể thay
đổi suy nghĩ bất kỳ lúc nào.
5. Cân bằng giữa háo hức và tôn trọng
Mặc
dù sự nhiệt tình là điều cần thiết, nhưng bạn phải luôn nhớ tôn trọng ứng viên
khi đưa ra lời đề nghị công việc cho họ. Hãy nhớ rằng, là một headhunter, bạn
đang đại diện cho văn hóa doanh nghiệp
hay đối tác. Nếu bạn quá khích, họ sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp có vấn đề hoặc có
môi trường áp lực cao.
6. Tìm hiểu kỹ về vị trí công việc
mà bạn tuyển dụng
Hãy
chắc chắn rằng bạn hiểu đầy đủ về vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Thực tế, có rất
nhiều nhà tuyển dụng không biết gì ngoại trừ các yêu cầu chung chung và điều
này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sàng lọc ứng viên.
Tìm
hiểu kỹ về vị trí tuyển dụng sẽ giúp tuyển được nhân tài nhanh chóng
7. Đừng trịch thượng với ứng viên
Là
một headhunter, bạn cần đảm bảo rằng việc luôn lắng nghe những gì ứng viên nói
và cung cấp cho họ hỗ trợ cần thiết để vượt qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài
đánh giá.
8. Gửi phản hồi cho cả hai bên
Điều
quan trọng headhunter phải duy trì liên lạc với cả công ty đối tác và ứng viên trong
suốt quá trình tuyển dụng. Thêm vào đó, bạn phải cung cấp cho khách hàng thông
tin chi tiết về ứng viên và giúp họ giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai
bên. Tương tự, bạn cũng cần giúp ứng viên quản lý kỳ vọng của họ.
9. Tiến hành các cuộc gọi ngẫu
nhiên
Hầu
hết những người bạn tiếp xúc sẽ quan tâm đến nội dung bạn nói khi đề nghị đó mang
lại lợi ích cho họ. Những cuộc điện thoại ngẫu nhiên luôn là một kế hoạch tốt.
Để tối đa hóa tác động của nó, bạn có thể cố gắng thiết lập một số mối quan hệ
với từng chuyên gia trước khi gọi cho họ.
10. Xác minh mọi thông tin trên CV
của ứng viên
Một
mẹo săn ứng viên khác là xác minh tính chính xác của thông tin trên CV của ứng
viên. Nhiều người có thói quen nói dối về thời gian hoặc vị trí công việc, kinh
nghiệm làm parttime,.. mà họ đảm nhiệm trong quá khứ. Vì vậy, các headhunter cần
tìm hiểu kỹ càng để tránh mất thời gian cho cả hai bên. Ứng viên muốn tìm hiểu
thêm nhiều việc làm parttime khác có thể tham khảo bài viết Tại đây.
0 Comments